Cảnh giác với bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Bệnh sùi mào gà thường gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, trong đó trẻ em cũng là một trong những nạn nhân trực tiếp của căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm này. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ em mắc sùi mào gà, biểu hiện và những ảnh hưởng của bệnh là gì, nên phòng ngừa và điều trị bệnh ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Bệnh sùi mào gà thường lây nhiễm chính qua đường quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Vậy tại sao trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao? Trả lời câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho hay: Bệnh sùi mào gà lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con, nếu trong giai đoạn thai kỳ người mẹ không may bị mắc vi rút HPV gây bệnh thì nguy cơ trẻ em cũng bị lây nhiễm là rất cao. Khi sinh nở, thai nhi truyền qua âm đạo của người mẹ, lúc đó các vi rút gây bệnh cũng dễ dàng xâm nhiễm vào cơ thể của bé.
Các hành động ôm hôn trẻ trong trường hợp người bệnh có chứa vi rút gây bệnh sùi mào gà, lạm dụng tình dục cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở trẻ em.
Khi thấy các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở trẻ nên đưa bé đi khám ngay |
Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Khi bị nhiễm vi rút gây bệnh sùi mào gà, biểu hiện chính ở cơ thể của trẻ lúc này là xuất hiện các nốt u nhú màu hồng nhạt hoặc trắng giống như súp lơ hoặc mào gà tại các bộ phận sinh dục, miệng, mắt, lưỡi hoặc cơ quan sinh dục. Nếu không được phát hiện và điều trị sùi mào gà sớm, các u nhú này nhanh chóng phát triển và lan rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Ảnh hưởng bệnh sùi mào gà đối với trẻ em
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà đến thai nhi là vô cùng lớn. Đa phần trẻ em sẽ bị tổn thương tại da và vùng niêm mạc, các u nhú còn là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh suy hô hấp, bệnh thanh quản, trẻ dễ bị trớ khi bú, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém, khóc nhiều, cơ thể bị sốt cao,...
Phòng ngừa và điều trị bệnh sùi mào gà ở trẻ
Vì sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa cao nên khi phát hiện ra các dấu hiệu nghi ngờ bệnh sùi mào gà ở trẻ, các bậc cha mẹ nên đưa con đến ngay các bệnh viện, phòng khám đa khoa chuyên nghiệp nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng khôn lường về sau. Để điều trị bệnh sùi mào gà triệt để, trước hết cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh sùi mào gà và nên tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của các y bác sĩ đề ra, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
Đồng thời các bậc cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con trẻ hợp lý, bổ sung đầy đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Với những người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp để ngăn ngừa vi rút HPV gây bệnh.
Cảnh giác với bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Reviewed by Đinh Hiền
on
10:53
Rating:
Không có nhận xét nào: